Tải trọng của xe là gì? Phân biệt tải trọng và trọng tải

Tải trọng của xe là gì? cách phân biệt giữa tải trọng và trọng tải như thế nào? Cùng chúng tôi giải đáp ngay trọng bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.

Tải trọng của xe là gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm và được tìm kiếm hàng đầu trên Google. Hiện nay, rất nhiều người vẫn mơ hồ không biết định nghĩa chính xác nó như thế nào. Mặt khác, nhiều người còn nhầm lẫn tải trọng với trọng tải của xe. Để hạn chế những nhầm lẫn không đáng có trên, hãy cùng đi tìm hiểu chính xác khái niệm của tải trọng xe.

Tải trọng của xe là gì?
Tải trọng của xe là gì?

Tải trọng của xe là gì?

Như chúng ta đã biết, tải trọng được hiểu là một lực hay ngẫu lực từ bên ngoài tác động lên một vật để xem xét sức bền cơ học của vật đó. Tải trọng của xe là gì? Nó có thể hiểu đơn giản là số cân của lượng hàng có có trên xe. Ví dụ, một chiếc xe tải được thiết kế với trọng tải là 10 tấn, chiếc xe được yêu cầu chở 8 tấn hàng hóa thì tải trọng trên xe sẽ là 8 tấn, còn trọng tải của xe là 10 tấn.

Bên cạnh đó, tổng số lượng hàng hóa mà xe chở chính là tải trọng xe nhưng không tính người lái xe và phụ xe. Khi nhận chở hàng hóa thì chủ hàng và chủ xe phải xác định chính xác số lượng hàng hóa cần trở trong lúc giao dịch. Điều này sẽ giúp quá trình lưu thông trên đường được thuận lợi, tránh trường hợp bị công an xử phạt do chở hàng quá tải trọng.

>>> Có thể bạn quan tâm : Xe Tải Vĩnh Phát GINGA 370

Cách tính tải trọng xe cũng vô cùng đơn giản, dùng tổng trọng tải của toàn bộ chiếc xe trừ đi tải trọng xe và số người ở trên xe. Công thức này có thể áp dụng chính xác đối với tất cả các loại hàng hóa.

Ý nghĩa tải trọng của xe là gì?

Tải trọng xe có ý nghĩa quan trọng khi vận chuyển hàng hóa
Tải trọng xe có ý nghĩa quan trọng khi vận chuyển hàng hóa

Tải trọng xe còn được hiểu là sức chở hàng hóa của từng loại xe được nhà nước quy định. Các cơ quan sẽ dựa trên loại xe và thông số của xe để kiểm tra xem xe có chở quá tải số lượng quy định hay không. Nếu xe chở sai quy định sẽ có những mức xử phạt thích hợp và đúng đắn.

Ngoài ra, tải trọng của xe còn có ý nghĩa giúp người mua quyết định xem mình sẽ mua với mục đích sử dụng là gì? Có phù hợp hay không? Đồng thời, tải trọng sẽ còn có ý nghĩa giúp người tham gia giao thông biết được tình trạng khi chở quá tải có nguy hiểm và dễ gây tai nạn hay không.

Quy định về tải trọng xe 

Tải trọng xe hiện nay được phân chia thành 2 loại gồm thân rời và thân liền. Thân rời là các loại xe có gắn sơ mi rơ moóc, còn thân liền là các loại xe tải thùng.

Quy định cách tính tải trọng xe thân rời

Xe tải loại thân rời
Xe tải loại thân rời

Quy định về cách tính tải trọng xe thân rời được tính như sau:

  • Tổng số trục thân rời là 3 thì tổng trọng lượng của xe phải ≤ 26 tấn.
  • Tổng số trực thân rời là 4 thì tổng trọng lượng của xe phải ≤ 34 tấn.
  • Tổng số trục thân rời từ 5 trở lên thì tổng trọng lượng của xe phải ≤ 40 tấn.

Quy định cách tính tải trọng xe thân liền

Quy định về cách tính tải trọng xe thân liền được tính như sau:

  • Tổng số trục thân liền 2 thì tổng trọng lượng của xe phải ≤ 16 tấn.
  • Tổng số trục thân liền 3 thì tổng trọng lượng của xe phải ≤ 24 tấn.
  • Tổng số trục thân liền 4 thì tổng trọng lượng của xe phải ≤ 30 tấn.
  • Tổng số trục thân liền 5 thì tổng trọng lượng của xe phải ≤ 34 tấn.

Một số mức phạt đối với tải trọng xe vượt quá quy định

Các loại xe đều có mức quy định tải trọng nhất định, nếu không tuân thủ mà cố tình vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định. Một số mức phạt nhà nước quy định như sau:

  • Những xe chở vượt quá tải trọng quy định từ 10% đến 20% xử phạt 2 đến 3 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 1 tháng.
  • Những xe chở vượt quá tải trọng quy định từ 20% đến 50% bị xử phạt 3 đến 5 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 2 tháng.
  • Xe chở vượt quá mức tải trọng quy định trên 50% bị xử phạt 5 đến 7 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 2 tháng.

Phân biệt trọng tải và tải trọng của xe

Cần phân biệt rõ trọng tải và tải trọng của xe
Cần phân biệt rõ trọng tải và tải trọng của xe

Tải trọng là số lượng hàng hóa mà xe có thể chở theo quy định của nhà nước. Trọng tải chính là khả năng mà xe có thể chở được hay còn gọi là khả năng chịu nặng tuyệt đối của xe do nhà sản xuất công bố. Các thông số sẽ được ghi rõ trong tài liệu. Công thức tính trọng tải = khối lượng của xe + tổng số hàng hóa trên xe.

Ngoài ra, trọng tải còn được hiểu là sức tải của một chiếc xe được quy định. Đây cũng chính là căn cứ để xác định xe có chở quá số hàng hóa cho phép hay không và khung xử phạt hợp lý. Thông qua định nghĩa về trọng tải và tải trọng của xe hy vọng sẽ giúp bạn phân biệt được hai cụm từ này dễ dàng hơn.

Trên đây là định nghĩa tải trọng của xe là gì và những thông tin liên quan đến tải trọng xe mà Xe Tải Vĩnh Phát muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hãy đọc kỹ để không vi phạm vào những quy định về tải trọng mà nhà nước đề ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *