Nội Dung Bài Viết
Cách đọc thông số lốp xe tải chính xác đóng một vai trò vô cùng quan trọng khi chọn mua, thay thế cho chiếc lốp cũ sao cho phù hợp nhất.
Một lốp xe tải tốt sẽ đưa bạn đi được quãng đường xa hơn, an toàn hơn. Nhưng thế nào là một chiếc lốp phù hợp lại không phải ai cũng biết. Đó chính là những thông số về lốp xe. Các con số, ký hiệu đó sẽ giúp bạn chọn được sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu vận chuyển của mình. Vậy cách đọc thông số lốp xe tải như nào là chính xác?
Cách đọc thông số quan trọng trên lốp xe tải
Trên lốp xe hiển thị rất nhiều thông tin liên quan tới các thông số của lốp. Tuy nhiên, khi mua hoặc thay thế lốp, bạn nên chú ý tới một số điểm chính sau đây:
Tên nhà sản xuất
Điểm nhấn nổi bật, to, rõ, đẹp nhất ngay vòng ngoài đầu tiên của lốp đó chính là tên thương hiệu, tên nhà sản xuất lốp. Chúng có thể gồm chữ cái, ký hiệu số hoặc cả số và chữ như Sailun, Double star, Yokohama,…
Ký hiệu loại lốp
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dòng xe tải khác nhau. Kéo theo đó là các loại lốp được sinh ra cho phù hợp với đặc điểm, mục đích sử dụng của từng dòng xe đó. Chính vì vậy, để biết chiếc lốp có đúng dành cho chiếc xe tải của mình không, bạn cần chú ý tới ký hiệu này
- Chữ P: viết tắt của Passenger Vehicle, lốp dành cho xe chở khách như sedan, SUV hoặc xe tải trọng nhẹ.
- Chữ LT: viết tắt của cụm từ “Light Truck”, lốp xe dành cho xe tải vừa và nhỏ.
- Chữ T: viết tắt của Temporary Space, lốp xe tạm thời, lốp dự phòng.
- Chữ ST: viết tắt của Special Trailer, lốp dành cho rơ mooc kéo phía sau hoặc một số dòng xe chuyên dụng khác.
- Chữ C: viết tắt của từ Commercial, lốp chuyên dùng cho xe dịch vụ chuyển hàng thương mại, xe tải hàng nặng.
Chiều rộng lốp xe
Sau ký hiệu loại lốp là đến kích thước chiều rộng của lốp xe. Nó được xác định bằng bề mặt tiếp xúc của lốp với mặt đường tính theo đơn vị mm.
Tỷ lệ chiều cao và chiều rộng
Theo ngay phía sau chiều rộng của lốp chính là tỷ lệ % giữa chiều cao và chiều rộng của lốp. Chỉ số này cho biết độ dày của lốp. Tức là tỷ lệ % càng cao, lốp càng dày. Ngược lại, tỷ lệ % càng nhỏ tức là lốp càng mỏng.
Cấu trúc bố
Tiếp đến là thông tin về cấu trúc bố của xe. Hiện nay, theo thống kê có tới 98% lốp xe trên thị trường có cấu trúc bố dạng tỏa tròn – Radial (viết tắt là chữ R). Bên cạnh đó, lốp xe còn có cấu trúc bố chéo – Bias, ký hiệu chữ D. Hoặc cấu trúc bố tương tự như bố chéo nhưng có thêm một lớp đai gia cố bên dưới gai lốp ký hiệu chữ B.
>>> Có thể bạn quan tâm : Xe Tải Vĩnh Phát NK490SL
Đường kính lazang
Đây là thông số cho biết kích thước vành phù hợp với lốp xe. Chúng được đo bằng đơn vị inch.
Tải trọng tối đa
Trong cách đọc thông số lốp xe tải, bạn tuyệt đối không thể bỏ qua chỉ số này. Bởi nó cho biết mức độ chịu tải của lốp xe là bao nhiêu. Con số này càng lớn càng cho thấy khả năng chịu tải của lốp càng cao. Nếu con số này nhỏ hơn tải trọng hay tốc độ thì sẽ dẫn tới việc nổ lốp xe. Do đó, khi thay lốp xe tải, bạn luôn phải chọn loại có chỉ số tải trọng tối đa lớn hơn hoặc bằng với lốp cũ.
Bảng chỉ số tải trọng tối đa
Tốc độ tối đa
Bên cạnh chỉ số tải trọng tối đa là tốc độ tối đa cho phép. Nó thường được ký hiệu bằng các chữ cái. Mỗi chữ cái sẽ cho biết giới hạn về tốc độ khi lốp vẫn có thể hoạt động bình thường.
Ví dụ về cách đọc thông số lốp xe tải
Nếu bạn vẫn còn đang khá mơ hồ về hướng dẫn cách đọc thông số lốp xe tải trên thì ví dụ phân tích sau đây sẽ giúp bạn nắm rõ nhất. Giả sử trên một chiếc lốp xe tải có ghi ký hiệu sau: LT235/75R15 104/101S. Trong đó sẽ gồm các chi tiết sau:
- LT: cho biết lốp này dùng cho loại xe tải nhẹ, xe bán tải.
- 235: chiều rộng của lốp là 235mm.
- 75: tỷ lệ chiều cao và chiều rộng của lốp là 75%.
- R: cấu trúc của lốp là Radial.
- 15: đường kính la zăng lắp được là 15inch.
- 104: chỉ số tải 900kg.
- S: tốc độ tối đa là 180km/h.
Một số ký hiệu khác
Ngoài những thông số quan trọng trên, bạn sẽ thấy trên lốp xe còn có một số ký hiệu khác nữa như:
- TREADWEAR acd: khả năng chống mòn, giá trị này càng cao thì lốp càng lâu mòn hơn.
- Traction A: khả năng bám đường hạng A. Khả năng này sẽ giảm dần từ AA, A, B, C.
- Max Permit Inflate: áp suất tối đa tính theo đơn vị psi hoặc kPA. Chỉ số này quy định mức áp suất cao nhất mà chiếc lốp có thể chịu đựng được.
- Temperature A: khả năng chịu nhiệt hạng A. Khả năng này sẽ giảm dần theo thứ tự từ A, B, C.
- Thời gian sản xuất: gồm 4 chữ số abcd tức là lốp được sản xuất vào tuần thứ ab trong năm 20cd.
Bài viết trên đây đã hướng dẫn bạn cách đọc thông số lốp xe tải. Xe Tải Vĩnh Phát hy vọng qua đó, bạn sẽ hiểu được các ký hiệu, chữ, số hiển thị trên bề mặt lốp để chọn chiếc lốp thích hợp cho xe của mình, mang lại hiệu suất làm việc cao nhất, an toàn nhất.