Trọng tải thiết kế là gì? Quy định về trọng tải thiết kế

Trọng tải thiết kế là gì là thắc mắc của rất nhiều anh chị em, nhất là những người làm việc trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, kinh doanh vận tải.

Với những người đang làm việc và hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận tải, việc tìm hiểu các thông tin liên quan tới ô tô tải là điều vô cùng cần thiết. Vậy khái niệm trọng tải thiết kế là gì? Trọng tải thiết kế của xe tải chuyên dùng là gì? Quy định chung về trọng tải thiết kế là gì? 

Định nghĩa trọng tải thiết kế là gì?

Trọng tải thiết kế là gì?
Trọng tải thiết kế là gì?

Vào ngày 10 tháng 9 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 86/2014/NĐ-CP về việc kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô. Theo đó, Nghị định này nêu rõ những quy định về việc kinh doanh, cũng như điều kiện kinh doanh và cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô. 

Về cơ bản, Nghị định này có hiệu lực với tất cả những cá nhân, tổ chức kinh doanh hoặc liên quan tới kinh doanh vận tải bằng ô tô. Điều quan trọng nhất là định nghĩa trọng tải thiết kế là gì cũng được quy định tại Khoản số 8, Điều thứ 3 của Nghị định này. Theo đó, trọng tải thiết kế của ô tô chính là khối lượng hàng hóa và số người tối đa mà xe tải được chở theo đúng quy định của nhà sản xuất.

Định nghĩa trọng tải thiết kế của ô tô tải chuyên dùng là gì?

Trọng tải thiết kế của ô tô tải chuyên dùng 
Trọng tải thiết kế của ô tô tải chuyên dùng

Trọng tải thiết kế của ô tô tải chuyên dùng đã được Nhà nước quy định tại Khoản số 5, Điều thứ 3 thuộc Thông tư 12/2017/TT-BGTVT. Đây là thông tư quy định về đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

Theo đó, trọng tải thiết kế của ô tô tải chuyên dùng chính là khối lượng hàng hóa chuyên chở theo thiết kế của xe có cùng kiểu loại hoặc tương đương. Hiểu nôm na thì đó chính là khối lượng hàng hóa mà xe ô tô tải được phép chở theo quy định của nhà sản xuất.

>>> Có thể bạn quan tâm : Xe Tải Vĩnh Phát FN129L4

Được phép chở hàng hóa vượt quá trọng tải thiết kế của xe bao nhiêu?

Nên chở hàng hóa trong trọng tải thiết kế cho phép
Nên chở hàng hóa trong trọng tải thiết kế cho phép

Căn cứ vào Khoản số 1, Điều thứ 15 thuộc Thông tư 46/2015/TT-BGTVT, việc chở hàng hóa trên các phương tiện giao thông vận tải đường bộ không được phép vượt quá khối lượng hàng hóa được phép chở trong Giấy kiểm định an toàn, bảo vệ môi trường của xe ô tô. Vì vậy, chỉ cần chở hàng hóa vượt quá mức quy định đều sẽ bị xử phạt hành chính.

Căn cứ vào Điểm a, Khoản số 2 của Điều 24 trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì:

  • Nếu là xe xi téc chở chất lỏng thì chủ xe hoặc tài xế có thể chở hàng hóa vượt trọng tải thiết kế cho phép tới 20%.
  • Còn với những loại xe tải còn lại thì chủ xe hoặc tài xế có thể chở hàng hóa vượt trọng tải thiết kế cho phép tới 10%.

Mức phạt đối với lỗi chở hàng hóa quá trọng tải cho phép là bao nhiêu?

Mức phạt đối với lỗi chở hàng hóa quá trọng tải cho phép là 5 - 7 triệu đồng
Mức phạt đối với lỗi chở hàng hóa quá trọng tải cho phép là 5 – 7 triệu đồng

Căn cứ vào Điểm a và b trong Khoản thứ 6, Điều số 24 thuộc Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực đường sắt và giao thông đường bộ. Mức xử phạt xe ô tô vượt quá trọng tải được quy định như sau:

Khoản thứ 6: Phạt tiền từ 5 triệu đồng tới 7 triệu đồng với một trong những hành vi vi phạm sau đây:

  • Điểm a. Điều khiển xe ô tô (bao gồm cả xe kéo theo rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng hóa vượt quá trọng tải cho phép tham gia giao thông đường bộ được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường của xe trên 50% – 100%.
  • Điểm b. Điều khiển xe kéo theo rơ moóc và sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao gồm khối lượng của sơ mi rơ moóc, rơ moóc và khối lượng hàng hóa chuyên chở) của sơ mi rơ moóc, rơ moóc vượt quá khối lượng cho phép kéo theo được ghi rõ trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường của xe trên 50% – 100%.

Do đó, nếu chủ xe hoặc tài xế chở quá trọng tải xe từ 50% trở lên, dù là xe nào đi chăng nữa (xe xi téc chở chất lỏng, xe kéo theo rơ moóc và sơ mi rơ moóc, xe có trọng tải dưới 5 tấn, xe có trọng tải trên 5 tấn), thì mức xử phạt hành chính sẽ dao động từ 5 triệu đồng tới 7 triệu đồng. Bên cạnh đó, theo Điểm a trong Khoản 9, Điều thứ 24 thì tài xế sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Ngoài ra, nếu người điều khiển xe chở quá trọng tải hàng hóa cho phép từ 100%  – 150%, mức xử phạt hành chính sẽ dao động từ 7 triệu đồng cho tới 8 triệu đồng. Trong trường hợp tỷ lệ quá tải vượt mức 150% trọng tải hàng hóa được cho phép, người điều khiển xe sẽ bị phạt hành chính từ 8 triệu đồng tới 12 triệu đồng. 

Vì vậy, nếu không muốn bị xử phạt hành chính, các bạn phải chở hàng hóa theo đúng trọng tải được cho phép. Đây là quy định chung mà bất cứ chủ xe hay tài xế nào cũng phải tuân thủ thực hiện. Trong trường hợp lỗi vi phạm chở quá tải trọng cho phép mà gây hư hại cầu đường, người điều khiển xe phải chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả theo đúng quy định của pháp luật.

Qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng các bạn đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi “Trọng tải thiết kế là gì?” cũng như những vấn đề liên quan tới trọng tải. Nếu các bạn muốn biết thêm thông tin gì khác về xe ô tô tải, hãy tìm đọc những bài viết nằm trong mục tin tức của Xe Tải Vĩnh Phát nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phone