Nội Dung Bài Viết
Khối lượng chuyên chở là gì? Nó có quan hệ gì với trọng tải và tải trọng? Hiện nay vẫn còn rất nhiều bác tài mơ hồ về khái niệm này.
Xe tải là một trong những phương tiện không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh, vận chuyển hàng hóa hiện nay. Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn là nhiều bác tài vẫn chưa hề hiểu đúng bản chất của các thông số liên quan tới khối lượng của xe. Vậy khối lượng chuyên chở là gì, nó có quan hệ gì với trọng tải và tải trọng?
Khối lượng chuyên chở là gì?
Khối lượng chuyên chở chính là khối lượng của người, hành lý, hàng hóa, súc vật cũng như các vật dụng khác đang chở trên xe, không tính khối lượng bản thân xe. Khối lượng này sẽ tùy theo mỗi chuyến vận tải trên đường mà có sự thay đổi nặng nhẹ khác nhau. Chúng được tính theo đơn vị kg hoặc tấn.
Hầu hết, mọi chiếc xe đều có một con số quy định cụ thể về khối lượng hàng chuyên chở cho phép khi tham gia giao thông. Tức là khối lượng chở tối đa cho trên xe không được phép vượt quá con số đó. Thông số này được thể hiện rõ ràng trong hồ sơ của xe, ghi trên Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (Giấy CNKĐ) do cục Đăng kiểm cấp.
Sự khác nhau giữa trọng tải, tải trọng và khối lượng chuyên chở là gì?
Bạn sẽ thấy ngoài khối lượng hàng chuyên chở còn có rất nhiều các thông số liên quan về khối lượng của xe. Trong đó, rất nhiều bác tài hay nhầm lẫn giữa trọng tải và tải trọng. Cũng như không nắm rõ điểm khác nhau với khối lượng chở. Chính sự lơ mơ này đã khiến nhiều người vi phạm khi tham gia giao thông đồng thời không đảm bảo sự an toàn cho cả người và xe hàng.
Trọng tải chính là khối lượng lớn nhất mà xe có thể chở được. Chỉ tiêu này sẽ được tính bằng khối lượng của xe cộng với khối lượng hàng hóa được phép chuyên chở.
Khi nói tới xe tải chở hàng, chúng ta thường thấy ghi xe 5 tấn hay xe 10 tấn thì trọng tải của xe chính là 5 tấn hoặc 10 tấn. Còn với phương tiện chở người, thông số này lại được thay thế bằng sức chở để phân biệt như xe 7 chỗ, xe 16 chỗ,…
Còn tải trọng chính là tổng khối lượng xe và hàng hóa đang chở trên xe, không tính người lái và phụ xe. Để tính tải trọng, chúng ta chỉ cần cho xe lên cân khi người lái và phụ lái đã xuống xe.
>>> Có thể bạn quan tâm : Xe Tải Vĩnh Phát NK650L
Mối quan hệ giữa tải trọng, trọng tải và khối lượng chuyên chở
Qua các khái niệm trên, chúng ta có thể thấy, trọng tải là thông số cố định quy định về mức chịu đựng tối đa của xe. Trong khi đó, tải trọng và khối lượng chuyên chở lại thay đổi theo từng chuyến hàng vận chuyển.
Mặc dù khác nhau là vậy nhưng những thông số này lại có quan hệ mật thiết với nhau. Bởi khi khối lượng hàng chuyên chở càng lớn thì tải trọng của xe sẽ càng cao. Và ngược lại, khi khối lượng chở thấp, tải trọng xe cũng giảm theo.
Bên cạnh đó, để đảm bảo hiệu suất làm việc cũng như độ an toàn trong quá trình vận chuyển trên đường, khối lượng chở trên xe phải nhỏ hơn khối lượng hàng chuyên chở cho phép khi tham gia giao thông. Đồng thời, tải trọng phải nhỏ hơn hoặc bằng với trọng tải cho phép của xe. Nếu vượt quá sức chịu đựng của xe sẽ rất dễ dẫn tới tai nạn, thậm chí là nổ lốp, vỡ thùng xe, gãy khung gầm,…
Khi vượt quá khối lượng chuyên chở sẽ bị xử lý như thế nào?
Bên cạnh việc hiểu đúng khối lượng chuyên chở là gì thì quy định về xử phạt khi xe vượt quá khối lượng cho phép này cũng được rất nhiều người quan tâm.
Cách tính khối lượng vượt quá mức cho phép
Để tính khối lượng vượt quá mức cho phép, chúng ta áp dụng các công thức sau:
- Khối lượng hàng chở quá tải = tải trọng – trọng tải.
- Phần trăm quá tải = Khối lượng hàng chở quá tải : khối lượng hàng chuyên chở cho phép x 100%.
Nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn, chúng ta cùng đi phân tích một ví dụ cụ thể sau: khối lượng hàng hóa chuyên chở được phép là 5 tấn, xác xe là 2,5 tấn. Tải trọng của xe khi cảnh sát giao thông cân xe là 10 tấn. Vậy phần trăm quá tải của xe là:
- Khối lượng hàng chở quá tải = 10 – (5+2,5) = 2,5.
- % quá tải của xe = 2,5 : 5 x 100% = 50%.
Mức phạt với lái xe khi chở hàng quá tải
Mức phạt với lái xe khi chở hàng quá tải đã được quy định rõ ràng trong điều 24, Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Theo đó, hành vi điều khiển xe chở hàng vượt quá khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông sẽ bị xử phạt tương ứng theo mức quá tải. Cụ thể như sau:
Bên cạnh đó, tài xế sẽ còn bị áp dụng những biện pháp khắc phục hậu quả đi kèm, hạ, dỡ phần hàng hóa quá tải, vượt kích thước quy định. Đồng thời, lái xe sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong vòng từ 1 đến 5 tháng.
Như vậy, qua các thông tin Xe Tải Vĩnh Phát chia sẻ trên chắc chắn bạn đã hiểu được khối lượng chuyên chở là gì. Cũng như các thông tin bổ ích liên quan tới thông số này để từ đó biết cách sử dụng, vận hành, chở hàng hóa được hiệu quả và an toàn nhất.