Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là gì? Thủ tục đăng ký ra sao là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Cùng tìm hiểu rõ hơn về loại giấy này.
Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô ngày càng nhận được sự quan tâm của nhiều người. Bởi nó vô cùng quan trọng và cần thiết đối với các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vận tải. Vậy giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là gì? Thủ tục đăng ký như thế nào và thời hạn sử dụng trong bao lâu?
Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là gì?
Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là gì? Theo luật kinh doanh năm 2014 quy định, nước ta hiện có 6 ngành bị cấm kinh doanh và 272 ngành kinh doanh có điều kiện. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là một trong 272 ngành kinh doanh có điều kiện.
Ngành kinh doanh có điều kiện được hiểu là những ngành nghề kinh doanh đòi hỏi phải đảm bảo các yêu cầu về trình độ và kỹ thuật và được các cơ quan chuyên ngành quy định và cấp phép hoạt động. Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải được Sở giao thông vận tải cấp.
Có nhiều người đặt ra câu hỏi thắc mắc là những xe chuyên chở hàng hóa cho công ty thì có cần xin giấy phép kinh doanh không. Câu trả lời là có, bởi tất cả các hoạt động tạo ra giá trị cho doanh nghiệp của chiếc xe ô tô đó đều được gọi là kinh doanh vận tải. Tất cả các hoạt động kinh doanh sẽ không có sự phân biệt là tạo giá trị cho nội bộ hay bên ngoài.
Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Hiện nay, các cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ vận tải cần phải đăng ký giấy phép với cơ quan chức năng để đảm bảo đúng quy định. Thủ tục đăng ký vô cùng đơn giản và nhanh chóng, các cá nhân, tổ chức muốn đăng ký cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- 2 bản sao có công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh/ giấy phép đầu tư hoặc giấy thành lập các tổ chức khác.
- 2 bản chính giấy giới thiệu cho người đại diện.
- 1 bản chính chứng minh nhân dân của người đại diện.
- 1 bản chính giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu do Bộ giao thông vận tải ban hành (hoặc giấy đề nghị thay đổi nội dung giấy phép).
- 1 bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải.
- 1 bản chính phương án kinh doanh (sử dụng loại giấy theo đúng quy định).
- 1 bản chính văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông.
- 1 bản sao chứng từ chứng minh kho bãi, có thể là hợp đồng thuê chủ quyền kho bãi, …
- 1 bản sao thiết bị giám sát hành trình theo chuẩn: Hợp đồng, biên bản nghiệm thu, hóa đơn VAT.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ trên, người yêu cầu đăng ký kinh doanh sẽ nộp lên Sở giao thông vận tải và chờ phản hồi. Nếu tất cả các thủ tục đều đúng và đủ thì chỉ sau khoảng 1-2 tuần sẽ được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh vận tải.
>>> Có thể bạn quan tâm : Xe Tải Vĩnh Phát NK490SL
Trường hợp vi phạm quy định về giấy phép kinh doanh vận tải
Nhà nước đã quy định rõ ràng về hình thức kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và có văn bản rõ ràng. Do đó, các trường hợp cố ý vi phạm quy định sẽ bị xử phạt nghiêm khắc theo khung hình phạt. Một số trường hợp được cho là vi phạm như:
- Các tổ chức hoạt động khai thác bãi đỗ xe, bến xe, các trạm dừng nghỉ khi chưa có sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
- Kinh doanh các dịch vụ vận tải bằng xe ô tô nhưng chưa có Đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép Kinh doanh vận tải theo quy định.
- Cho các xe ô tô không có đủ điều kiện kinh doanh vận tải khách vào bến xe để đón trả khách.
- Thực hiện không đúng theo các hình thức kinh doanh đã đăng ký trong giấy phép kinh doanh vận tải.
- Không thực hiện đúng các nội dung đã đăng ký, niêm yết về: hành trình chạy, giá dịch vụ, giá cước, tiêu chuẩn chất lượng về dịch vụ vận tải và hỗ trợ vận tải.
- Không thực hiện đúng việc cung cấp, lưu trữ, cập nhật, quản lý các thông tin từ thiết bị giám sát hành trình.
- Thành lập các điểm giao dịch đón trả khách trái pháp (hay còn gọi là bến dù, bến cóc).
- Sử dụng các thiết bị kinh doanh vận tải không gắn các thiết bị giám sát hành trình xe hoặc gắn thiết bị nhưng không hoạt động hoặc không đúng theo quy chuẩn và quy định (đối với những phương tiện yêu cầu phải gắn thiết bị).
Những phương tiện vận tải vi phạm quy định không có giấy phép kinh doanh sẽ bị xử phạt từ 3 triệu đồng – 4 triệu đồng đối với các cá nhân. Còn đối với các tổ chức kinh doanh dịch vụ vận tải sẽ bị xử phạt từ 6 triệu đồng – 8 triệu đồng.
Xe Tải Vĩnh Phát vừa giải đáp cho câu hỏi giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là gì và những thông tin liên quan. Hy vọng sẽ giúp cho bạn tham gia giao thông an toàn và không vi phạm những quy định về kinh doanh vận tải bằng ô tô.